Áo này đan từ trên xuống. Đan cổ trước sau đó thực hiện thêm
mũi để chia thân và tay. Đan đến độ sâu nách vừa ý thì cố định hai bên
tay lại, đan thân trước. Xong thân thì bắt đầu đan tay áo.
Đây là kiểu áo cổ vuông (hơi thuyền) cơ bản nhất, đan trơn toàn
bộ. Các bạn chỉ cần dựa vào công thức thêm mũi ở chart này và biến tấu các họa
tiết thân khác nhau theo ý thích của bạn sẽ tạo ra vô vàn kiểu áo đẹp
Một ưu điểm nữa là áo này không hề phải khâu 1 mũi nào luôn, toàn
bộ là đan tròn hết. nên dụng cụ không thể thiếu được là kim vòng nhé các bạn.
Tay áo nếu như không có kim vòng ngắn thì các bạn có thể sử dụng kỹ thuật
“magic loop knit” tớ đã có giới thiệu trong album Kỹ thuật đan cơ bản rùi nha
Chart bao gồm 17 size: 7 size trẻ em (Từ 0m đến 10y), 10 size
người lớn (từ size XS đến 4XL) do đó các bạn đan size nào thì nhìn theo số mũi
của size đó nhé. Phần só mũi trong dấu () ý ạ, phần chữ thường là size bé, phần
in đậm là size người lớn nhé), nhớ đếm cho chuẩn
Dùng que đan size nhỏ ( thường thì đan gấu sẽ dùng que nhỏ hơn đan
thân 1-2 số, như tớ đan gấu bằng que số 5, thân bằng que số 6.
TỔNG QUAN VỀ ÁO:
Trong đó:
A: độ rộng thân áo
B: Chiều dài tay áo
C: Chiều dài thân áo (Từ gấu đến nách)
D: Độ rộng phần bắp tay
E: Độ sâu nách (từ cổ đến nách)
Các bạn theo dõi kích thước ở dưới để chọn size đan phù hợp với
mình nhé:
Gầy 56 (62, 68, 74, 74, 76, 78, 86, 86, 86, 86, 90, 90, 90, 96,
96, 96) mũi. Dúng len khác màu hay dụng cụ đánh dấu để đánh dấu điểm bắt đầu
của vòng đan (Đan tròn hết nhé)
Công thức đan viền cổ: 1K,1P đến hết hàng (đan cốt 1 đó ạ)
Đan tầm 2.5-4cm thì chuyển sang kim cỡ to hơn để bắt đầu đan thân.
CHÚ Ý: Nhớ cái đánh dấu đoạn nối để biết được đan được hết hàng
hay chưa nha.
BẮT ĐẦU PHẦN THÊM MŨI ĐAN THÂN VÀ TAY
H1: Đan mũi K, thêm tổng cộng vào hàng đó 4 (4, 4, 4, 8, 18,
16, 12, 18, 22, 26, 24, 36, 46, 48, 54, 56) mũi. Các bạn có thể thêm vào bất cứ
vị trí nào trên vòng đan đều được, chỉ cẩn thêm đủ số mũi như trên. Tuy nhiên
nên tính và chia đều khoảng cách ra thì sẽ đẹp hơn.
Tớ ví dụ nhé, như tớ đan
size M chẳng hạn, Gấu sẽ bắt 86 mũi, sau khi đan xong phần cổ sẽ phải thêm 26
mũi vào hàng đầu tiên của thân. Lấy 86/26 =3.3. Tức là cứ tầm 2 mũi lại thêm 1
mũi. Khi nào đủ 26 mũi thì không thêm nữa mà đan hết hàng. Các size khác cũng
tính tương tự như thế nhé.
Sau khi thêm, số mũi trê kim sau khi thêm sẽ là : [60 (66,
72, 78, 82, 94, 94, 98, 104, 108, 112, 114, 126, 136, 144, 150, 152)
H2 (thêm đánh dấu vào vị trí raglan) [p10 (11, 12, 13, 13, 14, 14,
15, 15, 15, 15, 15, 16, 16, 17, 17, 17), thêm đánh dấu, k20 (22, 24,26, 28, 33,
33, 34, 37, 39, 41, 42, 47, 52, 55, 58, 59), thêm đánh dấu] 2 lần
Như hình trên ta có thể hình dung được rất rõ các phần chia như
thế nào. Tổng cộng sẽ có 4 vị trí đánh dấu, trong đó 1 cái đánh dấu điểm bắt
đầu nhé.
Bắt đầu từ hàng này là chúng ta thực hiên thêm mũi để chia tay và
thân
H3: Đan k hết đến trước chỗ đánh dấu 3 mũi thì thực hiện thêm mũi
theo công thức sau: Kfb, 2k, “đánh dấu”, Kfb. Lặp lại như vậy 4 lần ở 4 chỗ
đánh dấu. Như vậy sau 1 hàng sẽ tăng được 8 mũi.
H4: đan k hết. Như ở trong áo mẫu mà tớ đang dịch thì phần tay áo
nó có làm một đường gân ở giữa ống tay áo, đan kiểu hạt gạo ý ạ, nhưng mà chart
này tớ đang muốn viết cơ bản nhất nên sẽ bỏ qua phần nè nha.
H5: Tăng như hàng 3, cứ trước đánh dấu 2 mũi và ngay sau chỗ đánh
dấu thì bắt đầu thêm mũi (cả hàng thêm 8 mũi)
H6: Đan k toàn bộ
Lặp lại H5, H6 tổng cộng 7 (8, 8, 8, 9, 9, 11, 13, 14, 15,
16, 18, 20, 22, 24, 26, 29) lần
Khi đó tổng số mũi trên kim sẽ là 124 (138, 144, 150, 162,
174, 190, 210, 224, 236, 248,
266, 294, 320, 344, 366, 392) .
Số mũi ở phần tay áo sẽ là : 26 (29, 30, 31, 33, 34, 38, 43, 45,
47, 49, 53, 58, 62, 67, 71, 77) mũi
Số mũi ở thân trước (sau) : 36 (40, 42, 44, 48, 53, 57, 62, 67,
71, 75, 80, 89, 98, 105, 112, 119) mũi
Vậy là xong phần tăng mũi raglan. Sau đó chúng ta đan thường,
không tăng thêm: 6 (4, 6, 8, 10, 12, 8, 6, 6, 8, 8, 8, 8, 4, 2, 0, 0) hàng nữa.
Áp dụng khi len chúng ta đang đan kích cỡ gần như len ở chart (22 hàng – 10cm)
Nếu len chúng ta nhỏ hơn hoặc to hơn so với mẫu trên thì có thể
điều chỉnh tăng số hàng hay giảm số hàng sao cho khoảng cách từ cổ đến nách tầm
5 (5, 5.5, 6, 6.5, 7, 7, 7.5, 8, 9, 9.5, 10, 10.5, 10.5, 11, 11.5, 12.5) inches
độ sâu nách (tính từ khi điểm bắt đầu đến chỗ đang đan)
Bắt
đầu thực hiện chia tay và thân để đan riêng.
Giờ
ngoài cái đánh dấu ở đầu vòng thì có thể bỏ hết các phần đánh dấu chia tay và
thân
Đan
mũi k đến cái dấu đầu tiên (phần tay) thì chuyển 26 (29, 30, 31, 33, 34, 38,
43, 45, 47, 49, 53, 58, 62, 67, 71, 77) mũi vào sợi len khác và ghim lại để đan
sau. Khi này bắt đầu hình thành phần tay và thân riêng rùi đó ạ.
Sau khi ghim hết
số mũi phần tay lại thì sử dụng kỹ thuật " backwards loop" gầy thêm 4
(4, 4, 6, 6, 6, 6, 8, 8, 8, 8, 8, 8, 8, 10, 12, 12) mũi vào que, sau đó đan mũi
k hết phần thân sau, đến phần tay lại chuyển sang ghim ở sợi len khác và tiến
hành gầy thêm mũi như trên. Mục đích của việc gầy thêm mũi là để tạo độ rộng
cho nách.
Như
chúng ta có thể nhìn thấy ở hình trên, phần mũi thêm là phần "sts cast on
at underarms"
Diễn
giải ra chữ thì có vẻ hơi dài dòng nhưng chỉ cần nhìn vào hình kia thì sẽ tưởng
tượng ra rất dễ dàng ạ :D
Sau
hàng tách thân và tay trên thì hiện tại số mũi thân trên que sẽ là: 80 (88, 92,
100, 108, 118, 126, 140, 150, 158, 166, 176, 194, 212, 230, 248, 262)
Các
bạn nhớ chú ý điều chỉnh số mũi thêm nhé, nếu thấy thân đã rộng rồi thì có thể
bớt số mũi gầy thêm ở đoạn giáp nách đi nha, không lại bị rộng quá
Bắt
đầu từ hàng tiếp theo thân cứ đan mũi k hết, đến khi đạt độ dài vừa ý thì chuyển
sang đan cốt phần gấu áo
Lại
chú ý nữa: Với những bạn nào dáng quả lê ^^ thì khi đan xuống thân giảm bớt mũi
đi nha, cho đỡ rộng. Tầm 10-15 hàng thì giảm 1 mũi mỗi bên nhé.
TAY
Đan
2 tay cùng 1 lúc để khi giảm mũi ở tay đều nhau
Chuyển
26 (29, 30, 31, 33, 34, 38, 43, 45, 47, 49, 53, 58, 62, 67, 71, 77) mũi đang
ghim ở dây chờ vào kim vòng ngắn. Đan hết số mũi đó, sau đó gẩy thêm 2 (2, 2,
3, 3, 3, 3, 4, 4, 4, 4, 4, 4, 4, 5, 6, 6) mũi từ phần ta gầy thêm ở thân lúc
trước. Sau đó đánh dấu vào làm điểm đầu hàng (điểm này để đánh dấu phần ta sẽ
giảm mũi ở tay) sau khi cài dụng cụ đánh dấu vào thì gẩy thêm 2 (2, 2, 3, 3, 3, 3, 4, 4, 4, 4, 4, 4, 4, 5, 6, 6) mũi nữa từ phần
mũi thêm ở thân rồi sau đó nối vào mũi đầu tiên của tay để tạo thành vòng tròn
Đan
mũi k hết đến chỗ vừa đánh dấu (chỗ bắt đầu hàng mới ở phần nách dưới) Số mũi
trên que khi đó sẽ là: 30 (33, 34, 37, 39, 40, 44, 51, 53, 55, 57, 61, 66, 70,
77, 83, 89) mũi
Đan
khoảng 4 (4, 5, 6, 8, 10, 11, 8, 8, 8, 8, 7, 6, 6, 4, 3, 2) inches thì bắt đầu
thực hiện giảm mũi ở tay
Hàng
giảm mũi sẽ thực hiện như sau: k1, k2tog, đan 3 mũi ngay trước chỗ đánh dấu,
ssk, k1
Tức
là ta đan mũi k hết, đến trước chỗ đánh dấu 6 mũi thì thực hiện giảm như công
thức trên ( k1, k2tog, k3, "chỗ đánh dấu",ssk, k1
Đan
5 hàng bình thường (mũi k hết)
Lặp
lại 6 hàng trên 1 (1, 1, 1, 1, 1, 2, 5,
5, 6, 6, 7, 9, 10, 12, 14, 15) lần. Khi đó số mũi còn lại trên que sẽ là. [26
(29, 30, 33, 35, 36, 38, 39, 41, 41, 43, 45, 46, 48, 51, 53, 57) mũi]
Tiếp
tục đan không giảm đến khi tay áo dài tầm 5.5 (6.5, 7.5, 9.5, 11, 12, 13, 16.5,
17.5, 17.5, 18.5, 18.5, 19.5, 19.5, 19.5, 19.5, 19.5) inches thì giảm hàng cuối
để chuyển qua đan gấu
Hàng
giảm: K1, k2tog 0 (1, 0, 1, 1, 0, 0, 1, 1, 1,1,
1, 0, 0, 1, 1, 1) lần sau đó đan k đến hết
Số
mũi trên kim còn lại là 26 (28, 30, 32, 34,36,
38, 38, 40, 40, 42, 44, 46, 48, 50, 52, 56) mũi]
Chuyển
qua kim nhỏ hơn đan gấu tay áo (đan cốt) và kết thúc
Vậy là hoàn thành ạ :D
Các bạn có thể thay đổi, thêm vào họa tiết thân trước tùy ý, giữ phần công thức chia thân nách và thêm mũi thui là chúng ta đã có vô vàn mẫu áo đẹp từ công thức cơ bản này.
Kiểu áo này đặc biệt phù hợp với những nàng nào mà "sợ" đan áo dài tay vì không làm sao chiết phần thân và tay cho khớp nhau (như tớ ^^)
Tớ cũng đang mần 1 chiếc kiểu này. Hi vọng sẽ sớm trình làng em ấy :D
Chúc cả nhà cuối tuần vui vẻ
PS: Các bạn có chia sẻ vui lòng xin ghi rõ nguồn: Đậu Đậu - Len sợi Handmade nha :) Cảm ơn các bạn.
bạn có thể cho mình biết bạn đang dùng len gì để đan áo này không ạ?
Trả lờiXóa